Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Chủ nhật - 11/05/2025 05:55 162 0

Đột phá về xây dựng và thi hành pháp luật

Đột phá về xây dựng và thi hành pháp luật
Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là một văn kiện hết sức quan trọng của Đảng ta trong thời điểm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế "hai con số". Để có thể phát triển bứt phá, giàu mạnh, hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được đổi mới căn bản, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước – Nghị quyết số 66-NQ/TW khẳng định.
Để đạt được 2 điểm mốc về mục tiêu, Nghị quyết số 66-NQ/TW nêu 5 quan điểm chỉ đạo và 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp, theo đó, các quan điểm chỉ đạo được lồng ghép rất sâu sắc trong từng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Cụ thể:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật.
(2) Đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.
(3) Tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật.
(4) Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế.
(5) Xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật.
(6) Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
(7) Thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Bộ Chính trị kỳ vọng, với những quyết tâm cao về chính trị và thể chế, đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Minh Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây