Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luậthttps://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thứ năm - 03/07/2025 06:18980
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã biểu quyết 100% thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Về quan điểm chỉ đạo, từ giai đoạn xây dựng dự án Luật đã xác định, việc sửa đổi Luật Quốc tịch là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, mở ra cơ hội thu hút nguồn lực vô cùng cần thiết, hữu ích, quý giá từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm tri thức, công nghệ, tài chính và nhân lực chất lượng cao…) đóng góp vào sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam có một số điểm mới nổi bật như sau: (1) Người mang 02 quốc tịch Việt Nam và nước ngoài thường trú tại Việt Nam cũng có thể được làm công chức, viên chứcnếu có lợi cho Nhà nước và không làm phương hại đến lợi ích quốc gia (khoản 1 Điều 1). (2) Căn cước điện tử là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 1). (3) Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, theo đó người nhập tịch có thể không biết tiếng Việt, không thường trú trên 05 năm tại Việt Nam... (khoản 5 Điều 1). (4) Người 2 quốc tịch có thể ghép tên Việt Nam và nước ngoài là quy định hoàn toàn mới (khoản 5 Điều 1). Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. (5) Bổ sung trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập tịch Việt Nam (khoản 6 Điều 1). (6) Có thể nộp hồ sơ nhập tịch ở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (khoản 7 Điều 1). (7) Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhập quốc tịch tại Sở Tư pháp (khoản 7 Điều 1). (8) Mọi trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều được xem xét giải quyết. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 8 Điều 1) Trang Thông tin Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thái Nguyên thông tin đến độc giả để nghiên cứu, tìm hiểu./.